Tái chế có tiềm năng lớn để giúp bảo vệ môi trường và tạo ra Một nền kinh tế bền vững. Việc tách biệt rác thải, tái chế và tái sử dụng là phần quan trọng của việc quản lý chất thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên thực tiễn lại đặt ra không ít thách thức cho ngành tái chế phế liệu:Hạn chế về công nghệ: Một số vật liệu và sản phẩm khó tái chế do yêu cầu công nghệ phức tạp hoặc không có quá trình tái chế hiệu quả.
Tái chế cần sự hợp tác: Để tái chế thành công, cần sự hợp tác giữa người tiêu dùng, chính phủ, và các doanh nghiệp.
Giáo dục và nhận thức: Thách thức lớn khác là cần tăng cường giáo dục và nhận thức về tái chế để mọi người tham gia tích cực hơn, hiệu quả hơn trong công tác tái chế phế liệu.
Bên cạnh đó việc tái chế nhiều loại rác thải đặc thù như pin, ắc quy, đồ điện tử, phương tiện giao thông… cũng vấp phải nhiều khó khăn, chủ yếu đến từ tính phức tạp của sản phẩm cũng như thiếu giải pháp thu gom, phân loại. cùng với đó là làm cách nào để việc xử lý ô nhiễm thứ cấp một cách triệt để nhất, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm tái chế…
Theo quy định, nhà tái chế nếu vi phạm quy định pháp luật về môi trường sẽ không được công nhận là đơn vị tái chế trong công cụ chính sách EPR, tức là không được ký kết hợp tác thu gom, tái chế với doanh nghiệp để thực thi EPR, cũng không nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường.
Yêu cầu để đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn tối ưu còn cao hơn nữa. Khép kín vòng lặp tuần hoàn đòi hỏi sản phẩm tái chế đầu ra không chỉ đạt chất lượng ở mức “sử dụng được” mà còn phải tiệm cận với chất lượng sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu nguyên sinh. Đơn cử như với vỏ chai nước, sau quá trình tái chế, hạt nhựa đầu ra phải đảm bảo đạt được “food grade” (cấp độ an toàn để sử dụng cho thực phẩm).
Khó khăn vướng mắc còn nhiều, nhưng một khi giải được bài toán khó, chắc chắn ngành tái chế phế liệu sẽ là một trong những ngành mũi nhọn giải quyết nhiều tồn đọng như: môi trường, kinh tế, xã hội...
Với quy mô 9 nhà xưởng có diện tích trên 13.000m2, khu vực kho bãi chứa hàng hơn 3 ha, công suất hoạt động 600.000 tấn/năm -
Nhà máy xử lý chất thải Minh Tân tại Khu đầm Ao La, Xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể tiến hành thu mua phế liệu giá cao và nhanh chóng tại hầu hết các tỉnh quận huyện phía Bắc. Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng thị trường thu mua phế liệu trên toàn quốc với số lượng lớn không hạn chế.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 0968.108888
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!